menu_WAR_haichau1portlet_INSTANCE_BKyHxt47kQOK
Di tích đình làng Hải Châu The communal house of Hai Chau village
Đăng ngày 21-03-2023 09:41

Ngôi đình cổ nhất Đà Nẵng (The oldest communal house in Da Nang city)

Đình làng Hải Châu được coi là ngôi đình cổ nhất ở thành phố Đà Nẵng, tọa lạc tại kiệt 48/46 đường Phan Châu Trinh, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Theo gia phả tộc Nguyễn Văn, các bậc tiền bối khai khẩn làng Hải Châu vốn có nguồn gốc từ làng Hải Châu, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Sau đó họ theo chân vua Lê Thánh Tông khai phá đất đai, cư ngụ tại vùng đất này từ năm Tân Mão (1471), đã lập ra ấp Hàn Giang (nay là Đà Nẵng). Trong bia ký tại Chùa An Long (phường Bình Hiên) cùng các nhà sử học đã xác định, Đình làng Hải Châu (Chùa Phước Hải xưa) là nơi Chúa Nguyễn Phúc Chu năm Kỷ Hợi 1719 vào Quảng Nam đã nghỉ lại, sau đó, các bô lão trong làng đã lập đền thờ Ông tại đây.

The communal house of Hai Chau village is considered to be the oldest communal house in Da Nang city. It is located at 48/46 Phan Chau Trinh street, Hai Chau I ward, Hai Chau district, Da Nang city. According to the Nguyen Van family annals, the ancestors who founded Hai Chau village had their origins from Hai Chau village, Thanh Hoa province. They followed King Le Thanh Tong in his land expedition, settled there from 1471 and then established Han Giang hamlet (now called Da Nang). Based on the inscription at An Long Pagoda (Binh Hien ward), historians have identified that the communal house of Hai Chau village (the old Phuoc Hai Pagoda) is where Lord Nguyen Phuc Chu stayed during his trip to  Quang Nam province in 1719. The village elders then decided to set up a temple to worship him here.

Đình làng Hải Châu năm 1950 (Ảnh tư liệu)

Hai Chau Communal house in 1950 (Documentary photo)

Vào năm Gia Long thứ 5 (1804), các hương chức làng Hải Châu xin vua Gia Long cho lập đình thờ Thành Hoàng làng và các vị Tiền hiền, Hậu hiền tại khu đất Nghĩa Lợi, tả ngạn bờ sông Hàn. Đình làng Hải Châu được nhân dân, con cháu 43 tộc họ, chư phái của Hải Châu chánh xã góp công, góp của xây dựng nên để thờ Thành Hoàng, các vị Tiền hiền, Hậu hiền của làng Hải Châu và lần đầu tiên được mang tên là “Phước Hải Tự” (sau đó có một tộc họ xin tách ra, còn lại 42). Năm 1858, đình bị hư hại nặng do chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp. Hai năm sau, nhân dân dựng lại đình tại khu đất nay ở số 99 đường Hùng Vương. Đến năm 1903, người Pháp chiếm dụng ngôi đình, sử dụng làm nơi điều trị bệnh nhân trong nạn dịch đậu mùa. Một năm sau, ngôi đình được trả lại theo đơn xin của dân làng. Tuy nhiên, nhân dân Hải Châu cho rằng ngôi làng bị ô uế nặng nên làm đơn thỉnh nguyện dâng lên vua Thành Thái xin cho xây dựng lại ngôi đình tại vị trí hiện nay và tồn tại cho đến ngày nay.

In the 5th of Gia Long reign(1804), the officials of Hai Chau village proposed to King Gia Long for the construction of a communal house to worship the Tutelary God of the village(Thành Hoàng) and the local people who helped found and develop the village (Tiền hiền, Hậu hiền) at Nghia Loi area on the banks of the Han River. The communal house of Hai Chau village was built from the contributions of 43 families of Hai Chau worship the Tutelary God, the local people who helped found and develop Hai Chau village and was firstly named as "Phuoc Hai Tu" (one family then asked for seperation and 42 remained). In 1858, the communal house was severely damaged due to the invasion of the French colonialists. Two years later, the local people reconstructed the communal house in the area at 99 Hung Vuong Street. In 1903, the French occupied the communal house and used it as a place to treat patients during the smallpox epidemic. A year later, the house was returned at the request of the villagers. However, the people of Hai Chau village believed that the communal house was seriously impurified, so they made a petition to King Thanh Thai asking for the reconstruction of the communal house at the area where it is currently located now.

 

Cổng Đình Làng trong ngày Lễ Hội

Communal House Gate on Festival Day

Đình làng Hải Châu là một quần thể kiến trúc nằm trong khuôn viên rộng 3.500m2, được sắp xếp theo trục dọc Bắc - Nam, bao gồm: Đình, Nhà thờ Tiền hiền, nhà thờ Chư phái tộc và miếu Bà (thờ Thánh mẫu Thiên Y Ana). Phía trước Đình làng là một hồ nước với hòn non bộ và cây si đã có tuổi thọ hàng trăm năm tuổi. Cổng chính của Đình vẫn còn giữ nguyên vẹn 4 chữ “Hải Châu Chánh Xã” được viết bằng chữ Hán. Đình được xây dựng hoàn toàn bằng gạch. Mái lợp ngói âm dương. Phía sau là phần hậu tẩm được xây cao hơn mái đình. Trên mái đình và hậu tẩm đắp nổi hình “Lưỡng Long chầu nguyệt” được ghép sành sứ công phu. Sân đình có chiều dài 36m, rộng 25m. Đình dài 22,2m, rộng 11m, gồm 3 phần: mái hiên, hậu bái và hậu tẩm.

Hai Chau Communal house is an architectural complex located in an area of ​​3,500m2, arranged vertically with the space connected from north to south, including: Communal House, “Tien Hien” Shrine (to worship the people who founded the village), Clan Ancestral Hall and a Temple devoted to worshipping Lady Poh Yang Ina Nagar. In front of the communal house is a lake with a rockery and a tree that is hundreds of years old. The main gate of the communal house still retains the original 4 characters "Hai Chau Chanh Xa" written in Chinese characters. The house is made of bricks with yin and yang tiled roofs. The rear part is higher than the roof of the communal house. On the roof of the communal house and the rear is the statue of “two dragons flanking the moon” (Lưỡng Long chầu nguyệt)made of crockery. The courtyard is 36m long and 25m wide. The communal house is 22.2m long, 11m wide, consisting of 3 parts: the verandah, the backyard for worshipping and the post-mortem.

Nhà thờ Tiền hiền có lối kiến trúc bên ngoài giống như nhà thờ 42 chư phái tộc, bên ngoài ghi 4 chữ Hán được dịch là “Nhà thờ Tiền hiền”. Năm Minh Mạng thứ 6 (1825), nhân dân làng Hải Châu làm 06 bức Hoành phi, trong số đó có bức ghi chữ “Phước Hải Tự” thiếp vàng, dài 1,2 mét, rộng 70 cm được treo ở gian chính diện với sắc tứ: “Vua Minh mạng ban sắc tứ lấy tên Chùa Phước Hải”. Hàng bên phải gian chính diện ghi: “Minh Mạng lục niên ngũ nguyệt cát nhật tạo”, dịch là: “Bức Hoành phi này được làm vào ngày tốt tháng 5 năm Minh Mạng thứ 6”.

“Tien Hien” Shrine shares the same exterior architecture as the ancestral hall of 42 familieswith 4 Chinese characters written on the outside, translated as "Tien Hien Shrine". In the 6th year of Minh Mang reign (1825), the people of Hai Chau village made 06 horizontal lacquered boards, among which there is a board (1.2 meters long, 70 centimeters wide)  ,  withthe character  "Phuoc Hai Tu" carvedin gold, , and hung neatly in the center with the sentence: "King Minh Mang named this place Phuoc Hai Pagoda". The right scroll couplet inthe main hall reads: “Minh Mạng lục niên ngũ nguyệt cát nhật tạo” interpreted as: "This horizontal lacquered boardwas made on the auspicious day of May in the 6th year of Minh Mang reign”.

Nhà thờ 42 chư phái tộc có chiều dài 11,3m, rộng 13,7m gồm 3 gian 2 chái xây dựng bằng gạch, lợp mái âm dương. Bên ngoài mái hiên phía trên có đắp nổi hình cuốn ghi 3 chữ “Kĩnh Ái Tự” viết bằng chữ Hán năm Bảo Đại thứ 10. Riêng Miếu Bà hiện nay đã bị hư hại hoàn toàn, nhà dân xung quanh lấn chiếm, chỉ còn lại một bàn thờ.

The ancestral hall  of 42 families has a length of 11.3m, a width of 13.7m, including 3 compartments and 2 wings built of bricks, roofed with yin and yang tiles. The roof eave is embossed with the image of a scroll with the 3 words "King Ai Tu",written in Chinese characters in the tenth year of Bao Dai reign. The holy temple of Lady Poh Yang Ina Nagar, partically, is now completely damaged, surrounded by residential houses, so there remains only one altar .

Địa điểm để du khách và thế hệ trẻ tìm về giá trị văn hóa và lịch sử

(A place for tourists and young generations to learn about cultural and historical values)

 

Nghi thức Lễ tế truyền thống (Traditional Ritual)

Ngày 12-7-2001, Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) công nhận Đình làng Hải Châu và nhà thờ Chư phái tộc là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Đầu năm 2002, được sự quan tâm hỗ trợ của Bộ Văn hóa - Thông tin, UBND thành phố Đà Nẵng đã đầu tư phục hồi Khu di tích và đình thờ Hải Châu. Từ năm 2009 đến nay, Lễ hội Đình làng Hải Châu được phục dựng, tổ chức định kỳ hàng năm vào dịp giỗ tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch) theo đúng nghi lễ xưa càng thu hút bà con nhân dân và du khách gần xa đến thưởng lãm. Lễ hội được tổ chức bài bản, quy mô với phần “lễ” và phần “hội”. Theo đó, phần lễ có Lễ Vọng, nghi thức Chánh Tế (các bậc cao niên là hậu duệ của các tộc Lê, Trần, Nguyễn, Phạm, Phan, Đặng được cử làm chánh chủ bái trong Lễ Chánh tế, đúng theo bài bản cúng Đình truyền thống). Phần hội hấp dẫn và sôi nổi với các cuộc thi văn nghệ, hát múa dân ca, đấu cờ tướng, gói bánh chưng, biểu diễn nghệ thuật Tuồng cổ, múa rối nước, hô bài chòi, các trò chơi kéo co, đẩy gậy…

On July 12, 2001, the Ministry of Culture and Information (now the Ministry of Culture, Sports and Tourism) recognized the Communal house of Hai Chau village and the ancestral hall of the clans as a national historical and cultural relic. In early 2002, thanks to the attention and support of the Ministry of Culture and Information, People's Committee of Da Nang city invested in the restoration of the Hai Chau relic and worshiping house. Since 2009, Hai Chau communal house festival has been restored and held annually on the occasion of death anniversary of the Hung Kings (March 10 of the lunar calendar), featuring solemn rituals andattracting the participation of local people and tourists. The festival is organized methodically and on a large scale with a "ritual" part and a "festival" part. Accordingly, the ceremony has the worshipping ceremony and the Chanh Te ritual (the seniors who are descendants of the Le, Tran, Nguyen, Pham, Phan, Dang families are appointed as the chief worshiper in the Chanh Te ceremony, following the traditional worship rituals). The festival features variousexciting cultural activities, including musical contests, folk singing and dancing, Chinese chess competition, Chung cake wrapping, ancient Tuong performance, water puppetry, chanting, games of tug of war, pushing sticks. …

 

Múa Rối nước (Water Puppetry)

Kéo co trong ngày Lễ hội (Tug of war on Festival day)

Có thể nói rằng, Đình làng Hải Châu và những nét kiến trúc, hiện vật của khu di tích có ý nghĩa lịch sử và giá trị khoa học lớn; phần nào phản ảnh quá trình hình thành, xây dựng, phát triển của đất và người Hải Châu qua các chặng đường lịch sử của dân tộc. Đây còn là nơi giáo dục tinh thần yêu nước, truyền thống lịch sử quê hương, dân tộc cho các thế hệ con dân của Hải Châu và của Đà Nẵng hôm nay và mai sau./.

It can be said that the Communal house of Hai Chau village with the architectural features and artifacts have great historical and scientific values; partly reflecting the process of formation and development of the land and Hai Chau people throughout the historical stages of the nation. This is also a place to educate patriotism, homeland and national history traditions for today and future generations of people of Hai Chau and Da Nangcity.

 

Giáo dục giá trị lịch sử cho thế hệ trẻ

(Educating historical values for the younger generation)

 

 Ngọc Anh – Đoàn Thanh niên phường Hải Châu 1